(Pháp lý) Kết hôn là sự tự nguyện của cả hai, không bị cưỡng ép hay ép buộc việc kết hôn. Tuy nhiên, do cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mâu thuẫn khi cả hai không tìm ra hướng giải quyết, những sự việc xảy ra làm cho một bên cảm nhận đời sống chung không thể kéo dài, chỉ có thể ly hôn. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương ở Việt Nam là Tòa án nhân dân cấp huyện. Việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp ly hôn.

Theo đó, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết ly hôn được xác định như sau:

Ly hôn có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Khi vợ hoặc chồng muốn ly hôn mà bên còn lại không đồng ý thì phát sinh tranh chấp. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015 thì Ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý, giải quyết?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 thì Tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Tòa án nhân dân cấp huyện là Tòa án nhân dân quận hoặc huyện hoặc thành phố trực thuộc tỉnh/Thành phố.

Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết ly hôn đơn phương được xác định là tòa án: Thứ nhất là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Thứ hai, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này; Ngoài ra Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản.

Theo quy định trên, khi vợ/chồng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người còn lại có thẩm quyền thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương.

Nơi cư trú của cá nhân được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015Luật cư trú năm 2020 thì nơi cư trú được hiểu là nơi cá nhân thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú.

Theo đó, nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú; Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Căn cứ vào các quy định trên thì vợ/chồng khởi kiện ly hôn đơn phương tại tòa án cấp huyện có thẩm quyền ở nơi vợ/chồng đang cư trú. Trong trường hợp này, người bị kiện không sinh sống theo nơi đăng ký thường trú (Hộ khẩu) thì người khởi kiện có thể khởi kiện ly hôn đơn phương tại tòa án có thẩm quyền nơi người bị kiện đang tạm trú hoặc nơi làm việc.

  • Cơ sở pháp lý:

– Khoản 8, 9 Điều 2, Điều 11 Luật cư trú 2020;

– Điều 40 Bộ luật dân sự 2015;

– Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

0917 333 769