(Pháp lý) Thử việc là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử công việc trong một thời gian trước khi ký kết Hợp đồng lao động. Đối với người sử dụng lao động là nhằm đánh giá năng lực của người lao động, còn đối với người lao động thì xem xét môi trường làm việc có phù hợp và đáp ứng nhu cầu bản thân mong muốn.

Quy định về thử việc

Thử việc là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử công việc trong một thời gian trước khi ký kết Hợp đồng lao động. Đối với người sử dụng lao động là nhằm đánh giá năng lực của người lao động, còn đối với người lao động thì xem xét môi trường làm việc có phù hợp và đáp ứng nhu cầu bản thân mong muốn.

Được quy định tại Khoản 1 Điều 24 Bộ luật lao động 2019 thì thử việc có thể được ghi trong Hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Theo đó, nội dung chủ yếu của hợp đồng việc cũng tương tự như của hợp đồng lao động gồm:Thời gian thử việc; Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; Công việc và địa điểm làm việc; Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động sau khi kết thúc thời gian thử việc

Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Trong trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Giao kết hợp đồng lao động

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động được giao kết trên nguyên tắc Tự nguyện – Bình đẳng – Thiện chí – Hợp tác – Trung thực. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật lao động 2019 nêu định nghĩa về Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Hình thức hợp đồng lao động:   

Theo quy định của Bộ Luật lao động năm 2019, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu, theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. Tuy nhiên, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Xử phạt vi phạm hành chính khi người sử dụng lao động vi phạm quy định về thử việc

Khi hết thời gian thử việc theo thỏa thuận thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết về kết quả thử việc. Trong trường hợp, nếu kết quả thử việc đạt yêu cầu mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động thì bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng .

Bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khắc phục hậu quả do hành vi không giao kết Hợp đồng lao động gồm:

Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;

Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.

Căn cứ các quy định trên, sau khi hết thời gian thử việc theo Hợp đồng thử việc thì người lao động không thông báo kết quả thử việc cho người lao động thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục là buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động khi người lao động thử việc đạt yêu cầu. Trong trường hợp này, hợp đồng lao động không mặc nhiên được giao kết nếu người lao động và người sử dụng lao động chưa giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng lời nói theo quy định.

  • Cơ sở pháp lý:

– Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 27 Bộ luật lao động 2019.

– Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 17/01/2022.

0917 333 769