Trách nhiệm dân sự luôn được các luật gia Việt Nam hiện nay xem là một loại trách nhiệm pháp lý – một vấn đề pháp lý quan trọng được nghiên cứu tổng quát trong môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Theo viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, trách

1. Trách nhiệm dân sự là gì?

Trách nhiệm dân sự là một quan hệ pháp lý giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ xác định, tại đó bên có nghĩa vụ bị pháp luật cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ. Về điểm này, Bộ luật Dân sự Pháp qui định “hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết” (Điều 134). Khoản 1 điều 302 Bộ luật dân sự quy định: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.” Như vậy, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự. Nếu các bên thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp luật phát sinh là quan hệ nghĩa vụ, còn trong trường hợp nghĩa vụ bị vi phạm, quan hệ phát sinh sau đó là quan hệ trách nhiệm.

 

Tóm lại, trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi, áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự để buộc chủ thể này phải khắc phục những tổn thất đã gây ra.

 

2. Các đặc điểm của trách nhiệm dân sự.

 

Như đã khẳng định ở trên, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý nói chung, nên giống như các loại trách nhiệm pháp lý khác, nó cũng có những đặc điểm chung sau đây:

– Là hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm, chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó.

– Là một hình thức cưỡng chế của nhà nước và do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước áp dụng.

– Luôn mang dến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm.

Ngoài những đặc điểm chung của trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm dân sự còn mang những đặc điểm riêng như sau:

– Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự là hành vi vi phạm luật dân sự hoặc vi phạm hợp đồng (đó là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự).

– Trách nhiệm dân sự mang tính tài sản. Đây chính là đặc điểm cơ bản của trách nhiệm dân sự. Do đó, trách nhiệm dân sự của người vi phạm bao giờ cũng là sự bù đắp cho bên vi phạm những lợi ích vật chất nhất định.

– Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự có thể là người vi phạm nhưng cũng có thể là người khác, như là người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên, pháp nhân, cơ quan, tổ chức.

– Hậu quả bất lợi mà người vi phạm phải chịu là việc bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ hoặc bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền và khắc phục vật chất cho bên vi phạm.

nhiệm pháp lý được cho là việc một chủ thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi theo quy định của pháp luật do có hành vi vi phạm pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0917 333 769